Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Bitexco bán cổ phần thuỷ điện để cho Nhật

Tờ Nikkei đưa tin, Tập đoàn tài chính Orix sẽ đầu tư vào Công ty cổ phần Năng lượng Bitexco (Bitexco Power) trong tháng 9 này, như bước đi đầu tiên để tiến vào thị trường thủy điện Đông Nam Á.

Dự kiến giữa tháng này, Bitexco Power sẽ phát hành một lượng lớn cổ phiếu trị giá hàng chục triệu USD dành cho cổ đông chiến lược mới là Tập đoàn tài chính Orix (Nhật Bản).

Orix sẽ nắm giữ 10% cổ phần của Bitexco Power cùng với Ngân hàng UOB (Singapore) vào giữa tháng 9, thông qua việc phát hành cổ phiếu mới của Bitexco Power. Theo Nikkei , giá trị số cổ phiếu này lên đến hàng chục triệu đôla. Sau khi chính thức nắm cổ phần, Orix sẽ tham gia vào hội đồng quản trị của Bitexco Power và đưa ra các cố vấn kinh doanh.
bitexco-ban-co-phan-thuy-dien-cho-nhat
Bitexco bán lượng cổ phiếu mảng thuỷ điện trị giá hàng chục triệu USD cho đối tác Nhật Bản.
Orix đã từng đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời, gió và địa nhiệt tại Nhật Bản và nước ngoài. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên công ty này tham gia vào lĩnh vực thủy điện.
Cũng theo Nikkei, nhu cầu điện tại Việt Nam đang tăng 10-12% mỗi năm do sự tăng trưởng về dân số và kinh tế. Một số nhận định cho rằng, nhu cầu tiêu thụ điện sẽ tăng 3 lần giai đoạn 2015-2030. Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương tự do hóa thị trường điện với từng giai đoạn cụ thể, nhằm khuyến khích tư nhân tham gia vào ngành này.
Hiện thủy điện chiếm gần một nửa sản lượng điện tại Việt Nam. Chi phí vận hành nhà máy thủy điện cũng rẻ hơn các nhà máy điện dùng nhiên liệu hóa thạch. Orix lạc quan rằng, thị trường thủy điện tại Việt Nam có thể mang lại lợi nhuận hàng triệu đôla mỗi năm.
Bitexco Power (thuộc Tập đoàn Bitexco) được thành lập vào năm 2007. Hiện công ty này đang vận hành 18 nhà máy thủy điện với tổng công suất 1.000 MW.

Ông Trần Bắc Hà chia tay với BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố thông tin về thay đổi nhân sự cấp cao vào cuối ngày 1/9. Theo đó, ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV nghỉ hưu, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 1/9.

Sau nhiều đồn đoán, ông Trần Bắc Hà vừa chính thức từ nhiệm vị trí Chủ tịch BIDV từ 1/9 để nghỉ hưu, việc điều hành ngân hàng được giao cho ông Trần Anh Tuấn.

ong-tran-bac-ha-chia-tay-bidv
Ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu sau 35 năm gắn bó với BIDV. 
 Cũng từ thời điểm này, ông Trần Anh Tuấn - Ủy viên HĐQT BIDV được bầu phụ trách điều hành hoạt động của ngân hàng.
Ông Trần Bắc Hà với hơn 35 năm gắn bó tại BIDV được xem là một linh hồn của ngân hàng. Ông còn là Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia (AVIC), sang Lào (AVIL) và sang Myanmar (AVIM).
Ông Trần Anh Tuấn - người được HĐQT bầu để điều hành hoạt động của ngân hàng, sinh năm 1958. Ông gắn bó với BIDV từ năm 1981, từng là tổng giám đốc BIDV từ năm 2008 đến năm 2012, trước khi là thành viên HĐQT của ngân hàng.

Những điều cần nói ngay khi bị mất việc

Bị sa thải rõ ràng một trong những điều kinh khủng nhất. Và đương nhiên là bạn sẽ trải qua một loạt các cảm xúc tiêu cực như bàng hoàng hay giận dữ. 

Hãy hỏi lý do, chính sách hỗ trợ và đề nghị có cơ hội thứ hai, thay vì tức giận và nói ra những câu khiến bạn phải hối hận sau này.

Trong tâm trạng đó, người ta rất dễ nói ra những câu khiến mình phải hối hận sau này, Michael Kerr - tác giả cuốn "The Humor Advantage" cho biết.

"Cần nhớ rằng chỉ một giây phút hành xử thiếu chuyên nghiệp cũng có thể ảnh hưởng tới rất xấu tới danh tiếng của bạn. Kể cả những người thành công nhất cũng từng bị đuổi việc. Đó chỉ là hoàn cảnh tạm thời và sẽ chẳng thể hủy hoại cuộc đời bạn được đâu", ông nói.
Giữ thái độ lịch sự và ra đi ngẩng cao đầu luôn là cách tốt nhất. Bạn muốn nghỉ việc theo cách khiến sếp mình cảm thấy họ đã có một quyết định đúng đắn, hay theo một cách văn minh và để lại ấn tượng tốt đẹp ở nơi làm cũ? Dù thấy khó khăn thế nào, cũng đừng vì thế mà phá hỏng mối quan hệ của mình với công ty cũ.
Theo Kerr, dưới đây là những điều bạn nên nói với sếp nếu chẳng may bị đuổi việc:
1. Tôi hiểu
nhung-dieu-can-noi-ngay-khi-mat-viec
Điều đầu tiên cần làm là cố gắng lắng nghe những gì sếp muốn bạn hiểu, dù việc đó có khó khăn thế nào đi chăng nữa.
2. Tôi có thể biết lý do được không?
Thay vì "xù lông nhím", hãy hỏi rõ nguyên nhân khiến bạn bị sa thải. Hiểu rõ lý do sẽ giúp bạn dễ dàng đối diện với tình hình, cũng như tránh được điều tương tự khi ở công ty mới. Ngoài, bạn cũng biết được liệu quyết định đó có công bằng hay không.
3. Liệu tôi có thể có cơ hội thứ hai không?
Nếu vẫn yêu công việc và muốn gắn bó với công ty, hãy thử tìm kiếm một cơ hội thứ hai bằng cách trình bày cụ thể bạn sẽ nỗ lực cải thiện mình như thế nào. Có thể sếp sẽ không thay đổi quyết định, nhưng dù sao bạn cũng nên thử để biết mình còn sự lựa chọn nào không.
4. Tôi có được hỗ trợ gì sau khi nghỉ việc không?
Tùy từng trường hợp, một số công ty có dịch vụ hỗ trợ nhân giúp nhân viên tìm được công việc mới sau khi bị sa thải.
5. Công ty có chính sách trợ cấp thất nghiệp cho nhân viên không?
nhung-dieu-can-noi-ngay-khi-mat-viec-1
Hãy hỏi kỹ về các gói trợ cấp thất nghiệp. Và tốt nhất là yêu cầu được cung cấp tài liệu bằng văn bản về vấn đề này, bởi trong tâm trạng tồi tệ như vậy, bạn rất dễ bỏ lỡ những thông tin quan trọng.
6. Tôi có thể đưa thông tin của ngài hoặc các đồng nghiệp khác vào mục tham khảo trong đơn xin việc sau này được không?
Chắc chắn là bạn sẽ không muốn nhắc tới người đã sa thải mình trong thư xin việc, nhưng hoàn toàn có thể chọn một đồng nghiệp mà bạn có mối quan hệ tốt. Thậm chí trong một vài trường hợp, sếp cũ vẫn sẽ nói tốt cho bạn với nhà tuyển dụng.
7. Tôi vẫn còn một vài điểm thắc mắc, nên chúng ta có thể trao đổi lại vào lúc nào đó được không?
Hãy nói với sếp là bạn cần thời gian để nhìn nhận vấn đề. Bạn có thể sẽ có thêm nhiều câu hỏi sau khi chia sẻ vấn đề của mình với bạn bè và người thân.
8. Tôi có thể làm gì để mọi việc diễn ra suôn sẻ?
Nếu bạn muốn ra đi với tư thế ngẩng cao đầu, hãy tỏ ra chuyên nghiệp bằng cách hỏi xem làm thế nào để việc ra đi của mình không gây ra sự bất tiện nào. Bất cứ người sếp nào cũng sẽ ghi nhớ điều này và không ngần ngại hỗ trợ bạn.
9. Tôi nên thay đổi điều gì để thành công hơn ở chỗ làm mới?
Những nhận xét hay lời khuyên chân thành chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho bạn.
10. Cảm ơn! Tôi rất vinh dự vì được làm việc với ngài
Sếp sẽ chẳng bao giờ mong đợi được cảm ơn khi sa thải bạn, nên bạn chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp nếu tỏ ra biết ơn về cơ hội làm việc tại công ty cũng như những kinh nghiệm tích lũy được. Dù việc này có vẻ khó khăn, bởi bạn đang trong tâm trạng tức giận hoặc bị tổn thương, sau này bạn sẽ thấy may mắn vì mình đã làm điều đó.

Đường gây dựng công ty giá triệu USD của chàng trai biết 6 thứ tiếng

Từ thủa thơ ấu, Christian Nguyễn - chàng trai Việt Kiều Pháp đã đam mê công nghệ thông tin nên khi xét tuyển đại học Christian Nguyễn đã chọn ngành học là kỹ sư phầm mềm. 

Từng không còn đủ tiền để ăn cơm khi chọn con đường khởi nghiệp, song nhờ nỗ lực và kiên trì, chàng Việt kiều Pháp đã thuyết phục được nhiều quỹ đầu tư rót hàng triệu USD vào dự án của mình.

Năm 2000, Christian được công ty công nghệ top đầu của Pháp nhận vào làm việc với mức lương 4.000-5.000 euro một tháng.

Nhạy bén, có tư duy tốt lại có khả năng giao tiếp nên anh đã được triệu phú người Pháp dẫn đi cùng để trao đổi giao dịch các thương vụ lớn với khách hàng. Mặc dù có mức lương và hậu thuẫn khá tốt nhưng trong anh, đam mê làm chủ luôn thôi thúc. Sau 3 năm, Christian quyết định nghỉ việc ở công ty trên để tìm cho mình một hướng đi mới.
Thay vì đến những đất nước có nền công nghệ tiên tiến, năm 2005, anh chọn trở về quê mẹ để tìm hiểu thêm về đất nước và con người ở đây. “Lúc ấy tôi chỉ có khoảng 2.000 euro nên nghĩ rất khó để đầu tư một mô hình kinh doanh nào. Do vậy tôi bắt đầu đi làm thêm để kiếm thu nhập và đặt mục tiêu có một số tiền lớn để kinh doanh riêng”, Christian nói.
duong-gay-dung-cong-ty-trieu-usd-cua-chang-trai-biet-6-thu-tieng
Biết 6 thứ tiếng là lợi thế giúp Christian Nguyễn thuyết phục đối tác dễ dàng hơn. 
Vì là người đam mê mỹ thuật, công nghệ nên anh rất muốn làm những công việc liên quan đến thiết kế. Trong một lần tình cờ đi uống cà phê, anh gặp một người bạn gái, sau khi làm quen, trao đổi tâm sự thì người bạn ấy chấp nhận giới thiệu cho anh công việc liên quan đến thiết kế, kiến trúc.
Khi ấy, Christian nhận được hợp đồng thiết kế nhà cho một vị khách ở Phú Mỹ Hưng (Quận 7) với giá trị lớn. Nhờ khéo léo, có óc sáng tạo nên anh đã khiến khách hàng hài lòng và ngôi nhà ấy cũng được các chuyên gia đánh giá là thiết kế và trang trí đẹp nhất lúc bấy giờ. Sau hợp đồng này, anh kiếm được số tiền hàng chục nghìn USD và bắt đầu mở một công ty phầm mềm chuyên về tài chính.
Năm 2006, khi thị trường tài chính chứng khoán ở Việt Nam nở rộ thì dịch vụ cung ứng phần mềm của chàng trai 7x được nhiều doanh nghiệp tài chính chú ý và ngay sau đó được một ngân hàng ở Indonesia có trụ sở chính tại Jakarta đặt mua và thuê luôn dịch vụ với giá trị hàng chục triệu USD. Hiện công ty vẫn duy trì hoạt động cho tới ngày hôm nay.
Không dựng lại ở công ty công nghệ, đến năm 2013, khi thấy các mô hình khởi nghiệp công nghệ như Uber, Grab… phát triển nhanh và mạnh Christian cũng ước mơ cho ra đời một sản phẩm thu hút người dùng. Do vậy, anh đã cùng hai người bạn Malaysia tìm hiểu và phân tích thị trường.
“Chúng tôi ngồi hàng giờ để phân tích từng nhóm ngành và phân khúc một để tìm ra một mô hình mà ít người làm và có thể dẫn đầu thị trường". Christian Nguyễn phân tích, đối với dịch vụ gọi taxi nhóm chắc chắn sẽ không thể nào vượt hai "đại gia" trên, với dịch vụ đặt khách sạn thì cũng khó mà qua mặt được Booking.com hay Agoda. Cuối cùng nhóm thấy ngành F&B (Food and Beverage) là tiềm năng nhất vì nó là nhu cầu cấp thiết của con người và luôn có ngách để kinh doanh. Cũng từ đây, Offpeak - ứng dụng tìm kiếm và đặt chỗ tại nhà hàng giá rẻ ra đời. Đây là ứng dụng giúp người sử dụng chọn được nhà hàng mà họ muốn rồi đặt bàn trước khi đến ở bất kể thời điểm nào, không phải chờ đợi mà vẫn được giá ưu đãi 20-50%. Còn nhà hàng sẽ thu hút được nhiều khách đến thưởng thức. Riêng với công ty, ngoài việc kêu gọi khách hàng, thuyết phục nhà hàng giảm giá thì mỗi tháng sẽ được nhà hàng trả 50 USD nếu đảm bảo các điều kiện mà hai bên thỏa thuận. Hợp đồng ký với nhà hàng là 3 tháng.
“Với số vốn ban đầu 150.000 USD được góp từ tôi và 2 đồng sáng lập người Malaysia, chúng tôi bắt đầu thử nghiệm tại Malaysia. Cho đến nay, hệ thống tại đây đã có danh sách hàng nghìn nhà hàng và số lượng người dùng tăng 50% mỗi tháng”, chàng trai Việt kiều Pháp nói.
Dẫu vậy, anh cho biết, 6 tháng đầu, nhóm của anh vô cùng chật vật. Anh và hai người bạn còn lại làm tất cả mọi việc kể cả đi tới từng nhà hàng để thuyết phục. Ban đầu không ai tin, nhiều lúc vốn đầu tư cạn kiệt, 3 người phải xoay sở đủ mọi cách nhưng cũng chỉ thuyết phục được vài chục nhà hàng đồng ý tham gia. Có thời điểm, trong túi Christian Nguyễn chỉ còn 20.000 đồng, không đủ để ăn cơm nhưng vẫn không bỏ cuộc. 
“Chúng tôi đưa ra đủ các quyền lợi mà họ sẽ được hưởng từ dịch vụ này. Mặt khác còn cam kết với các nhà hàng là sẽ mang đủ số lượng khách đến cho họ nhưng vì mô hình còn mới lạ nên không phải đối tác nào họ cũng chấp nhận đặt niềm tin”, Christian kể. Nhờ nỗ lực và kiên trì, sau 6 tháng, ứng dụng của công ty bất ngờ được quỹ Gobi (Shanghai) bỏ vốn 800.000 USD vào đầu tư. Qua rất nhiều buổi thuyết trình trước các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty tiếp tục được quỹ Cradle rót 200.000 USD. Tới nay, Chritian và các đồng sự cũng đã kêu gọi được thêm số vốn gấp vài lần so với năm trước và giá trị công ty tăng lên gần 10 triệu USD. 
duong-gay-dung-cong-ty-trieu-usd-cua-chang-trai-biet-6-thu-tieng-1
Christian Nguyễn làm việc với các nhân viên tại Việt Nam. 
Có được nhiều thuận lợi, đầu 2015, công ty đã mở tiếp ứng dụng ở thị trường Thái Lan rồi đến Singapore. Đầu 2016, tấn công vào thị trường Việt. Tới nay ứng dụng này có tổng 80.000 người dùng, với trên 3.000 nhà hàng ở 4 quốc gia, trong đó Việt Nam đang có 350 nhà hàng tham gia, đa phần ở quận 1 và 3 (TP HCM). Dự kiến hết năm có thể tăng lên 500 nhà hàng. Sắp tới, cũng đang có một quỹ đầu tư nhăm nhe đổ vốn vào star up này.
Chia sẻ về triết lý kinh doanh, Christian cho hay, ngoài tư duy, sáng tạo, chọn đúng thời điểm thì vốn để phát triển cũng là yếu tố then chốt. Với khả năng giao tiếp tốt, lại không ngừng sáng tạo ít ai biết rằng chàng Việt kiểu này còn sở hữu năng khiếu ngoại ngữ. Đây cũng là lợi thế giúp anh thuyết phục được các quỹ đầu tư rót vốn. Cho tới thời điểm này, Christian có thể giao tiếp được 6 ngôn ngữ như tiếng Pháp, Anh, Việt, Trung, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Với tiếng Trung, anh học được trong khoảng thời gian được công ty công nghệ của Pháp cử sang quốc gia này công tác. Còn tiếng Việt anh bắt đầu học hỏi từ khi trở lại Việt Nam. Riêng với tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trong quá trình làm việc với đối tác ngoại anh đã trau dồi.
“Khởi nghiệp là bước đi không bao giờ dễ dàng. Công thức thành công của tôi là khi kinh doanh ở bất cứ quốc gia nào thì 30% đến từ sự tin tưởng (mà để họ tin tưởng phải biết tiếng bản địa), 50% là hàng tốt, 20% còn lại là giao tiếp, giới thiệu sản phẩm”, Christian bộc bạch.
Ngoài ứng dụng này, còn cho ra đời ứng dụng tám chuyện trên điện thoại. Christian tự tin cho biết, tới này số lượng người dùng ứng dụng này đã lên tới 10.000 người.

Mafia Italy quản trị 'công ty' thế nào

Bắt đầu phát sóng từ 2 năm trước, Gomorrah là một trong những chương trình truyền hình nổi tiếng nhất Italy, với nội dung kể về liên minh xã hội đen có tên Camorra hiện thống trị cả một đế chế tội phạm tại Naples.

Băng đảng nổi tiếng Camorra có tổ chức như một công ty, từ những ông trùm quyết định chiến lược và phân bổ nguồn lực đến những tay chân làm việc trực tiếp.

Toàn chương trình mang màu sắc u ám, khắc họa hình ảnh những tên mafia không khác gì quỷ dữ. Roberto, tác giả cuốn sách được lấy làm nội dung chương trình, luôn phải sống chui lủi kể từ khi Camorra ra án tử với ông vào năm 2006. Quá trình quay hình cũng thường xuyên bị phá hoại bởi các hành động bạo lực.
Điều đáng nói về Camorra là chúng rất giỏi kinh doanh, tập trung vào buôn thuốc phiện, đặc biệt là cocaine. Liên minh này kiểm soát nhiều đường dây trên khắp châu Âu, bao gồm cả chợ ma túy công khai tại Secondigliano, đông bắc Naples.
mafia-italy-quan-tri-cong-ty-nhu-the-nao
Paolo Di Lauro - ông trùm của một băng đảng - từng được xem là một trong những doanh nhân xuất chúng nhất Italy.
Camorra có tổ chức như một công ty, với nhiều cấp bậc thẩm quyền. Cấp đầu tiên là những ông trùm quyết định chiến lược và phân bổ nguồn lực; cấp thứ hai là quản lý chịu trách nhiệm thu mua và xử lý hàng; cấp thứ ba điều hành việc phân phối và cuối cùng là những người trực tiếp giao hàng cho khách. Chúng sử dụng tất cả những phương pháp quản lý chuỗi cung ứng thông thường và có nguồn hàng từ khắp nơi trên thế giới (cocaine từ Mỹ La-Tinh, heroin từ Afghanistan và hasit từ Bắc Phi). Ngoài ra còn phải đảm bảo luôn có hàng thay thế trong trường hợp bị gián đoạn.
Liên minh này hoạt động vô cùng khôn khéo và nhanh nhạy. Liên kết lỏng lẻo với khoảng 115 băng đảng, mỗi nhóm 500 thành viên cùng vô số đồng bọn khác, nhưng chúng lại có thể ngay lập tức tập hợp lực lượng hoặc đổi lĩnh vực buôn bán bất cứ lúc nào. Chúng giỏi nhất là nghĩ ra những ý tưởng mới. Hội đồng đứng đầu hoàn toàn có thể bị thay thế nếu cứ bảo thủ và không làm chủ được tình hình.
Paolo Di Lauro, ông trùm của một trong số những băng đảng mạnh nhất, từng được xem là một trong những doanh nhân xuất chúng nhất Italy (từ năm 2005 đến nay hắn bị biệt giam tại một nhà tù kiên cố bậc nhất). Ngoài việc điều phối buôn thuốc phiện với Colombia, hắn còn thiết kế hệ thống nhượng quyền thương mại vô cùng thành công cho tổ chức của mình, như một cách thu hút thêm nhiều người dân tham gia vận chuyển thuốc phiện.
Camorra có những chiêu thức quản lý vô cùng độc đáo. Chúng là bậc thầy về làm việc nhóm. Thành viên mới được tham gia nghi lễ chào đón và thành viên tích cực được đặt biệt danh để làm nổi bật thành tích của họ. Chúng còn chu cấp cho người thân của những thành viên “hy sinh khi làm nhiệm vụ”. Nhờ vậy, người dân địa phương luôn đứng về phía Camorra và ra sức bảo vệ chúng khỏi những cuộc trấn áp của cảnh sát.
Được tự do hoành hành, từ năm 1979 đến năm 2006, Camorra đã gây ra cái chết cho 3.600 người và thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế. Naples, một trong số những thành phố tuyệt với nhất của Italy, sẽ thu hút gấp nhiều lần lượng du khách nếu không còn bạo lực.
Bản thân Camorra cũng phải trả giá đắt. Thành viên cấp thấp thường phải sống vất vưởng, cuối cùng là chết, bị thương hoặc vào tù. Những ông trùm thì luôn phải lẩn trốn khỏi kẻ thù hoặc cảnh sát. Chẳng hạn như Di Lauro, dù kiếm được 250 triệu USD mỗi năm, nhưng hắn chẳng bao giờ được sống thoải mái, thay vào đó phải ẩn náu trong hầm thép và thường xuyên phải đổi nơi trú ngụ.
Dù vậy, Camorra vẫn cứ phát triển một phần vì lợi nhuận cao và lũ mafia vốn dĩ không còn sự lựa chọn nào khác. Kinh tế Italy tăng trưởng chậm chạp trong hơn một thập kỷ qua, đặc biệt là tình hình cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các doanh nghiệp hợp pháp tại phía nam. Theo Ngân hàng Thế giới, nước này chỉ đứng thứ 45 trong bảng xếp hạng những quốc gia có điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất. Ngày 22/8, người đứng đầu 3 nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro gồm Đức, Pháp và Italy đã cùng họp bàn với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi hơn cho kinh doanh hợp pháp và sử dụng những phương thức quản lý sáng tạo như của Camorra vào đúng chỗ.

Khách báo mất 4 tỷ đồng ở trong tài khoản ngân hàng

Trong các đơn trình báo gần đây, bà Trần Thị Thanh Phúc (Nguyễn Khuyến, Hà Nội) tố cáo Ngân hàng Sài Gòn (SCB) đã thực hiện giao dịch chuyển 4 tỷ đồng không đúng quy định.

Sau một tháng bị ốm nằm nhà, bà Phúc phát hiện 4 tỷ đồng trong tài khoản đã được chuyển cho một người lạ dù không hề thực hiện giao dịch.

Cụ thể vào ngày 19/11/2015, bà đến ngân hàng rút tiền mới biết 4 tỷ đồng trong tài khoản thanh toán đã được chuyển đi qua hình thức uỷ nhiệm chi vào ngày 5/10 cho một người khác nhận. "Tôi hoàn toàn bất ngờ vì từ cuối tháng 8 đến khi đó không thực hiện bất kỳ giao dịch rút, chuyển tiền nào", bà Phúc nói.

khach-bao-mat-4-ty-dong-trong-tai-khoan-ngan-hang
Khách hàng Trần Thị Thanh Phúc chỉ hình ảnh camera ghi lại người đàn ông đến Ngân hàng SCB thực hiện uỷ nhiệm chi 4 tỷ đồng. Ảnh: Bá Đô.
Sau khi yêu cầu làm rõ, bà Phúc được SCB thông báo, ngày 5/10 có một nam thanh niên mang uỷ nhiệm chi có chữ ký của bà đến phòng giao dịch ngân hàng tại Kim Ngưu (Hà Nội) yêu cầu chuyển tiền cho một người tên Lê Thu Hà. Người này được chỉ định đến một ngân hàng khác để rút. Nhân viên ngân hàng nói khi thực hiện giao dịch đã gọi điện cho bà Phúc để xác minh.
"Tôi không thể đồng ý với việc này bởi tôi là chủ tài khoản, bất cứ giao dịch nào phải do trực tiếp tôi tới ngân hàng, trừ khi có uỷ quyền hợp lệ cho bên thứ ba đúng theo quy định. Tuy nhiên, trường hợp này ngân hàng không đưa ra được bất cứ giấy uỷ quyền nào cả", bà Phúc nói. Bên cạnh đó, bà cũng khẳng định không nhận bất cứ một cuộc điện thoại nào xác nhận và cho rằng cuộc gọi đó không thể là căn cứ để xác minh giao dịch được.
Trao đổi với VnExpress chiều 1/9, lãnh đạo Ngân hàng Sài Gòn (SCB) thừa nhận có sai sót của nhân viên ngân hàng khi vì nể khách VIP mà chấp nhận cho khách giao dịch qua điện thoại thay vì đến tại quầy hoặc có giấy uỷ quyền. "Gọi điện thì bà Phúc nói bị đau chân mà đang cần chuyển khoản số tiền rất gấp nên nhờ ngân hàng hỗ trợ. Người thanh niên đến mang theo CMND gốc của bà Phúc, uỷ nhiệm chi đúng là chữ ký của bà. Mặc dù vậy, điều này là nhân viên đã làm sai so với quy trình vận hành của ngân hàng. Tôi khẳng định nếu như cơ quan điều tra xác minh chữ ký trong uỷ nhiệm chi không phải của bà Phúc, ban lãnh đạo sẽ bồi thường đầy đủ cả gốc và lãi phát sinh cho khách hàng", vị lãnh đạo này cho hay.
khach-bao-mat-4-ty-dong-trong-tai-khoan-ngan-hang-1
Bà Trần Thị Thanh Phúc cho xem hình ảnh nam thanh niên đến thực hiện uỷ nhiệm chi 4 tỷ đồng do camera của ngân hàng lưu lại. Ảnh: Bá Đô.
Tuy nhiên, đại diện SCB cũng cho biết thêm, chính khách hàng đã thừa nhận mình trực tiếp ký vào tờ uỷ nhiệm chi đó, trong đơn trình báo đầu tiên với ngân hàng và biên bản làm việc vào ngày 20/11/2015 - một ngày sau khi biết 4 tỷ đồng được chuyển đi. Theo SCB, ban đầu bà Phúc viết đơn trình bày nói: "Tại thời điểm xảy ra giao dịch, tôi bị ốm, đau đầu nên bên cạnh lúc nào cũng có người bạn thân tên là Nguyễn Thị Thanh Hằng thay mặt giúp đỡ mọi việc. Tôi nghi ngờ trong lúc ốm, ngủ thì bạn tôi đã dùng điện thoại để giao dịch trả lời việc chuyển khoản số tiền 4 tỷ trên".
Mặc dù vậy, trong các đơn thư và khẳng định gần đây, bà Phúc lại không hề đề cập tới thông tin này. Khi được hỏi về việc tại sao thừa nhận trước đó đã ký vào uỷ nhiệm chi, bà Phúc giải thích: "Lúc đó tôi ở trạng thái vừa mất số tiền lớn như vậy nên rất sốc và có thể đã nói không chuẩn".
khach-bao-mat-4-ty-dong-trong-tai-khoan-ngan-hang-2
Bản sao uỷ nhiệm chi 4 tỷ đồng được cho là có chữ ký của bà Trần Thị Thanh Phúc và đơn trình bày của khách hàng hồi tháng 11/2015. Ảnh: Thanh Lan.
Nguồn tin của VnExpress cũng thông tin, đầu tiên (cuối tháng 11/2015), bà Phúc đã làm đơn gửi cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Hà Nội tố cáo bà Nguyễn Thị Thanh Hằng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt 4 tỷ đồng này.
Trao đổi với VnExpressông Trần Minh Hải - Giám đốc điều hành Công ty Luật Basico cho rằng với vụ việc này nên nhìn nhận trên hai góc độ. Về quan hệ dân sự và giao dịch ngân hàng, ngân hàng đã làm sai nếu chiếu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy trình sử dụng tài khoản. Trong mọi trường hợp, ngân hàng phải kiểm tra các thông tin nhận diện khách hàng tại nơi trực tiếp giao dịch. Hoặc khách hàng trực tiếp giao dịch hoặc qua người uỷ quyền có hợp pháp. Cuộc gọi điện thoại xác minh không có giá trị pháp lý.
Nhưng nếu có việc lợi dụng sơ hở của ngân hàng nhằm mục đích khai thác chiếm đoạt tài sản thì cơ quan chức năng sẽ xem xét theo hướng khác. Khi đó, cơ quan điều tra sẽ làm rõ bản chất vấn đề và xử lý theo hướng đó.
"Nếu khách hàng không có lỗi, hoàn toàn vô tư khách quan thì ngân hàng sai quy trình phải có trách nhiệm bồi thường. Ngược lại, nếu không phải như vậy, bản chất sự việc đi theo hướng khác thì ngân hàng vẫn được bảo vệ quyền lợi", ông Hải phân tích.
Đại diện SCB cũng cho biết, vào ngày có giao dịch chuyển 4 tỷ, nhân viên ngân hàng đã gọi điện thoại hai lần đến số của bà Phúc thông báo về việc chuyển tiền và phí chuyển tiền đều được bà xác nhận. Dữ liệu hệ thống cũng cho thấy có tin nhắn SMS Banking thông báo tài khoản thanh toán thay đổi số dư hơn 4 tỷ đến số điện thoại bà đã đăng ký.
Lãnh đạo SCB cũng nói thêm, sau đợt nghỉ lễ 2/9 sẽ bố trí cuộc họp ba bên để làm rõ bản chất sự việc. "Nếu như giao dịch được thực hiện theo ý chí của khách hàng, ngân hàng vẫn sẽ hỗ trợ tối đa để giúp bà Phúc tìm người thụ hưởng, để cơ quan pháp luật điều tra làm rõ sự việc", lãnh đạo SCB nói.
Ngược lại, theo bà Phúc, việc ngân hàng làm sai quy trình dẫn đến mất tiền của khách hàng và việc cá nhân lừa đảo (giữa bà và bạn thân) là hai việc hoàn toàn khác nhau. "Nếu ngân hàng làm đúng theo quy trình thì kẻ gian không có cơ hội lừa đảo", bà nói.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng - người bị bà Phúc tố cáo lừa đảo - cũng là khách hàng tại Ngân hàng SCB. SCB cho biết, trước đó bà Hằng đã ra ngân hàng xin mẫu khai uỷ nhiệm chi (mẫu trắng) về nhà. Trên thực tế, việc xin sẵn mẫu khống về khai rất phổ biến tại các ngân hàng. Có những khách hàng là doanh nghiệp còn xin sẵn cả quyển để giảm thời gian giao dịch tại quầy.
Bà Phúc thừa nhận trong tháng 9 và 10 năm ngoái, tình trạng sức khoẻ kém, luôn trong trạng thái mê man, không ra khỏi phòng, không sử dụng điện thoại và có được bà Hằng đưa ký khống vào một số tờ giấy A4. "Việc ký khống này chỉ để phục vụ cho việc bán một căn nhà khác của tôi chứ không phải liên quan tới việc thực hiện uỷ nhiệm chi tại ngân hàng", bà Phúc khẳng định.

Xổ số miền Nam lãi lớn, miền Bắc thì đìu hiu

Với quy mô thị trường 3 tỷ USD, kinh doanh xổ số đang là mảnh đất màu mỡ hấp dẫn nhiều doanh nghiệp, cho dù “miếng bánh” cho mỗi đơn vị chưa hẳn đã đồng đều.

Trong khi các công ty xổ số miền Nam thu lãi hàng trăm tỷ đồng nửa đầu năm thì các đơn vị miền Bắc chỉ có lợi nhuận khiêm tốn hơn nhiều, còn miền Trung thì giảm lãi, thậm chí lỗ.

 Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của các công ty xổ số, những đơn vị có doanh thu và lợi nhuận lớn đều đến từ miền Nam. Ngược lại các công ty thuộc miền Trung và miền Bắc lại không mấy khả quan.

Đang có doanh thu và lợi nhuận dẫn đầu thị trường là Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết TP HCM. Báo cáo 6 tháng doanh nghiệp này cho thấy, tổng doanh thu (bao gồm thuế giá trị gia tăng) đạt 3.474 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 494 tỷ (lần lượt tăng 9,2% và 1,4% so với cùng kỳ). Tính trung bình mỗi tháng, công ty này thu 82,3 tỷ đồng tiền lãi từ bán xổ số và đã hoàn thành hơn 65% kế hoạch đề ra cho cả năm. Dự báo về tình hình 6 tháng cuối năm, ban lãnh đạo cho biết do kết quả kinh doanh nửa đầu năm thuận lợi nên công ty sẽ đảm bảo hoàn thành tốt các chỉ tiêu năm 2016, với doanh thu ước đạt 6.252 tỷ đồng và 812,7 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.  
xo-so-mien-nam-lai-lon-mien-bac-diu-hiu
Thị trường xổ số 3 miền có sự phân hoá lớn. Ảnh: Ngọc Thành.
Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Tiền Giang ghi nhận doanh thu đạt 1.795 tỷ đồng sau nửa năm, lợi nhuận gộp 326,7 tỷ, lần lượt tăng 15,8% và 13,4% so với cùng kỳ 2015.
Sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí, lãi sau thuế của công ty đạt 243 tỷ đồng, tăng 13,55% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt gần 60% kế hoạch năm. Tính trung bình mỗi tháng, công ty này thu 40,5 tỷ đồng tiền lãi từ bán xổ số sau khi trừ đi tất cả chi phí.
Hay tại Công ty TNHH một thành viên Xổ số Vĩnh Long, nửa đầu năm doanh thu đạt 1.797 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 219,3 tỷ đồng. Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Lâm Đồng, dù quy mô nhỏ nhưng cũng đạt doanh thu 896 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 102 tỷ đồng, lần lượt tăng 11,2% so với cùng kỳ 2015.
Ngoài các doanh nghiệp trên, doanh thu, lợi nhuận của Xổ số An Giang, Tây Ninh, Bình Dương cũng khá hấp dẫn. Điểm đáng chú ý tại các công ty xổ số miền Nam là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) luôn dao động ở mức 15 -30%. Điển hình nhất là ROE của Xổ số TP HCM lên tới 30,47% trong nửa đầu năm. Nhờ mức sinh lời cao nên lương trả cho cán bộ công nhân viên cũng ở mức 15-35 triệu đồng một người mỗi tháng.
Trong khi xổ số miền Nam lãi lớn nhờ số lượng người tham gia mua vé đông thì tại miền Bắc, doanh thu và lợi nhuận của các công ty khá khiêm tốn (ngoại trừ Xổ số Thủ Đô có mức lãi hằng năm trên 10 tỷ đồng).
Báo cáo tài chính 6 tháng của Công ty TNHH xổ số Bắc Giang cho thấy, doanh thu bao gồm thuế đạt 52,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 29,8 triệu đồng, lần lượt tăng 7,8% và 5 lần so với cùng kỳ 2015.
Theo công ty này, sở dĩ Xổ số Bắc Giang lời không đáng kể so với doanh nghiệp miền Nam là vì thị trường xổ số miền Bắc thiếu phát triển và gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua, giá cả trên thị trường biến động phức tạp nên ảnh hưởng đến thu nhập người dân. Cùng với đó, tệ nạn lô đề, cá cược bóng đá trái pháp luật vẫn tiếp tục hoạt động lén lút và ngày càng tinh vi… làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Có phần lãi cao hơn Xổ số Bắc Giang là Công ty TNHH một thành viên xổ số kiến Thiết Thái Bình. Báo cáo 6 tháng, doanh nghiệp đạt doanh thu 72,3 tỷ đồng, lợi nhuận 1,9 tỷ, tăng mạnh so với 2015. Dẫu vậy, mức lãi này vẫn kém xa, thậm chí chỉ bằng với số lẻ mà các doanh nghiệp miền Nam thu được.
Một doanh nghiệp khác là Công ty TNHH Xổ số kiến thiết Điện Biên, 6 tháng đạt doanh thu 43,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1,5 tỷ đồng, tăng đột biến so với cùng kỳ 2015.
Xổ số miền Trung cũng đang khá lao đao. Điển hình nhất là Công ty TNHH Xổ số kiến thiết Quảng Nam, nửa đầu năm doanh thu đạt 153 tỷ đồng nhưng vì chi phí kinh doanh tăng vọt lên 155 tỷ khiến công ty này lỗ trước thuế 12,4 tỷ đồng. Hay tại Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết và dịch vụ in Đà Nẵng, 6 tháng doanh thu đạt 305 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 2,6 lần so với cùng kỳ và chỉ đạt 3,5 tỷ đồng.
Như vậy, trong bức tranh chung của thị trường nửa đầu năm, các chỉ tiêu tài chính của các công ty xổ số miền Nam vẫn xếp ở "bảng vàng" với hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển. Đây cũng là những doanh nghiệp thắng "đậm" nhất trên thị trường trong nhiều năm qua.
Số liệu của Bộ Tài chính cũng chứng minh, ngành xổ số với 63 công ty của các địa phương cùng Công ty xổ số điện toán (Vietlott) đã tạo ra tổng doanh thu hơn 63.000 tỷ đồng, tương đương 3 tỷ USD. Trong đó, 21 công ty xổ số miền Nam tạo ra khoản doanh thu lên trên  55.300 tỷ đồng trong khi 29 công ty miền Bắc chỉ đạt 3.200 tỷ và 14 công ty miền Trung đạt 4.500 tỷ đồng.
Hằng năm theo báo cáo của Vietnam Report, trong 500 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất 2015 thì ít nhất có khoảng 10 công ty xổ số, trong đó đa phần là ở miền Nam như Xổ số Thành phố Hồ Chí Minh, Xổ số Tiền Giang, Xổ số Tây Ninh…
Trao đổi với VnExpress gần đây, đại diện đơn vị kinh doanh xổ số tự chọn Mega cho hay, miền Nam là thị trường khá màu mỡ. Sở dĩ công ty chọn TP HCM là địa điểm đầu tiên mở bán là vì đây là thị trường hấp dẫn nhất Việt Nam, người dân có thu nhập tốt lại rất hưởng ứng dịch vụ xổ số. Bên cạnh đó, cùng với TP HCM, người dân miền Tây cũng khá hào hứng với loại hình này. Sau một tháng triển khai ở TP HCM, mới đây đơn vị này tiếp tục tấn công vào thị trường miền Tây và điểm đến đầu tiên là Cần Thơ.

Nghệ An khánh thành về nhà máy gỗ 100 triệu USD

Nhà máy chế biến gỗ Nghệ An do Tập đoàn TH đầu tư vừa được khánh thành sáng 3/9 tại huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) sau thời gian xây dựng từ tháng 2/2013.

Cơ sở chuyên chế biến gỗ thanh và ván sợi được hoàn thành sau hơn 3 năm xây dựng và có thể nâng quy mô đầu tư lên 300 triệu USD trong thời gian tới.

nghe-an-khanh-thanh-nha-may-go-100-trieu-usd
Công nhân nhà máy đang làm việc sáng 3/9. Ảnh: Hải Bình.
Công trình có tổng mức đầu tư 6.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 300 triệu USD). Giai đoạn 1 có mức vốn 100 triệu USD với 2 dây chuyền chế biến gỗ thanh (công suất 12.000m3 một năm) và chế biến ván sợi MDF (130.000m3). Giai đoạn 2 sẽ nâng tổng mức đầu tư thêm 200 triệu đôla, với công suất gỗ thanh nâng lên 40.000m3 một năm và ván sợi MDF là 400.000m3. Dự án được áp dụng và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường của châu Âu.
Tại buổi lễ, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ ghi nhận hướng phát triển về chế biến gỗ của tỉnh Nghệ An và nhà đầu tư. Ông mong muốn tỉnh và nhà đầu tư cùng phối hợp để tạo ra vùng nguyên liệu bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà máy, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương.

Dịch vụ về kho vận ăn nên làm ra

Theo báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường, ngành kho vận toàn cầu dự kiến vượt doanh thu 781 tỷ USD vào năm 2024, trong khi năm 2014 chỉ được khoảng 122,2 tỷ USD.

Các chuyên gia cho rằng thị trường logistics sẽ tăng trưởng 2 con số trong 8 năm tới.

dich-vu-kho-van-an-nen-lam-ra
Kho vận đang bước vào giai đoạn vàng nhờ sự phát triển của thương mại điện tử.
8 năm tới, mức tăng trưởng hàng năm của ngành này đều trên 20%. Các công ty kho vận cho thương mại điện tử dẫn đầu hiện nay như FedEx, DHL... sẽ chiếm hơn 50% thị trường.
Cùng với đó, sự bùng nổ của các website thương mại điện tử xuyên biên giới được kỳ vọng tạo ra bước ngoặt cho thị trường kho vận thương mại. Các dịch vụ vận chuyển giá rẻ cũng góp phần thúc đẩy cho toàn ngành nói chung.
Những website thương mại điện tử hoạt động theo mô hình B2C (từ doanh nghiệp đến khách hàng) và C2C (từ người dùng tới người dùng) đang làm tăng nhu cầu vận chuyển nội địa cũng như quốc tế.
Nếu chia kho vận theo dịch vụ, thì vận chuyển sẽ có thị phần lớn hơn so với kho bãi. Trên thực tế, dịch vụ giao hàng vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong quy trình kho vận và có rất nhiều doanh nghiệp đặt trọng tâm vào khâu cuối giao hàng (gồm đưa hàng đến khách, hỗ trợ thanh toán) thay vì chuyện kho bãi.
Dịch vụ vận chuyển được chia nhỏ thành nhiều danh mục thông qua phương thức chuyển hàng gồm hàng không, đường bộ, đường sắt và đường thủy. Trong đó, đường bộ chiếm phần lớn thị phần bởi đây là phương pháp phổ biến nhất, và bởi đường sắt và đường hàng không khó vận chuyển hơn.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành kho vận, ví dụ như dân số tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng nhanh đã tạo ra những cơ hội hàng tỷ USD cho thị trường kho vận. Khu vực này đang chiếm khoảng 60% dân số toàn cầu (theo báo cáo về Dân số thế giới năm 2015).
Lượng tiêu thụ smartphone đáng kinh ngạc cùng độ phủ của kết nối Internet tới người dân cũng là minh chứng cho thấy vì sao các công ty thương mại điện tử cũng như kho vận xem đây là thị trường tiềm năng.

Giá vàng ở trong nước tăng theo thế giới

Mở cửa lúc 8h30, giá vàng miếng SJC tại Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI là 36,18-36,30 triệu đồng. Mỗi lượng tăng 100.000 đồng chiều mua vào và bán ra so với cuối ngày hôm qua. Biên độ mua bán giãn rộng 120.000 đồng một lượng.

Mỗi lượng vàng miếng trong nước sáng nay được các doanh nghiệp mạnh tay điều chỉnh tăng trên dưới 100.000 đồng, trong bối cảnh thị trường thế giới đi lên.

Cùng lúc, giá vàng tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng được mua bán ở mức 36,25-36,50 triệu đồng, tăng trên dưới 100.000 đồng so với ngày 2/9. 
gia-vang-trong-nuoc-tang-theo-the-gioi
Giá vàng tăng cả trăm nghìn đồng mỗi lượng trong sáng cuối tuần. Ảnh: Lệ Chi.
Trên thị trường thế giới, giá chốt tuần tăng hơn 11 USD. Quy đổi tiền Việt, một lượng vàng thế giới hiện có giá 35,64 triệu đồng, tức thấp hơn giá bán trong nước khoảng 660.000 đồng (chưa kể thuế, phí).
Thời gian qua, giao dịch ngoài thị trường khá trầm lắng dù giá vàng có biến động tương đối lớn. Theo đánh giá của Tập đoàn DOJI, giới đầu tư lớn hiện vẫn "án binh bất động" và chưa mạnh tay tham gia thị trường. Do đó, mua bán hiện giờ vẫn chỉ phát sinh giao dịch với khách hàng nhỏ lẻ và số lượng không đáng kể.
Trên thị trường ngoại hối, mỗi đôla Mỹ sáng nay ổn định so với hôm qua. Theo đó, Vietcombank niêm yết giá mua bán đồng bạc xanh quanh 22.260-22.330 đồng, không thay đổi nhiều ngày qua. Các ngân hàng khác có giá tương tự.

EVN không phải mua điện từ Trung

Theo báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh của EVN tháng 8 và 8 tháng đầu năm, sản lượng điện sản xuất và mua của tập đoàn đạt 117,1 tỷ kWh sau 8 tháng, tăng 11,21% so với cùng kỳ.

Sản lượng điện sản xuất và mua của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 8 tháng đầu năm đạt 117,1 tỷ kWh, trong đó doanh nghiệp tiếp tục dừng mua điện từ Trung Quốc trong tháng 8.

Trong đó, thủy điện chiếm 32,76%, nhiệt điện than chiếm 38,03%, tua-bin khí chiếm 27,42%, nhiệt điện dầu chiếm 0,90%, nhập khẩu chiếm 0,99%. Đáng chú ý, EVN tiếp tục dừng mua điện từ Trung Quốc trong tháng 8.

evn-khong-phai-mua-dien-tu-trung-quoc
Nguồn điện trong nước sản xuất và dự phòng đủ nên EVN tạm dừng mua điện Trung Quốc trong tháng 8/2016. Ảnh: Hoài Thu
Theo giải thích từ đại diện EVN, do hợp đồng mua điện từ Trung Quốc là hợp đồng mở, việc mua hay không sẽ dựa trên nhu cầu của hệ thống điện Việt Nam. Do tháng 7 và 8 là hai tháng mùa mưa, các nguồn điện trong nước đáp ứng đủ nên EVN tạm ngừng mua điện từ Trung Quốc. Dự tính, nếu nguồn điện trong nước vẫn đáp ứng đủ trong các tháng mùa mưa, EVN có thể không phải mua điện từ Trung Quốc 4 tháng liên tiếp.
Trước đó, theo chỉ đạo của EVN, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc cũng đã tạm dừng mua điện từ Trung Quốc trên 3 đường dây 110kV trong quý I.
Dự kiến cả năm 2016, EVN sẽ mua khoảng 950 triệu kWh điện từ Trung Quốc, giảm 733 triệu kWh so với năm 2015. Với mức sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống năm 2016 dự kiến đạt 182,622 tỷ kWh thì tỷ lệ mua điện từ Trung Quốc chỉ còn chiếm khoảng 0,52%, giảm chỉ còn một nửa so với năm 2015.
Về sản lượng điện thương phẩm tháng 8 của EVN đạt 14,17 tỷ kWh; luỹ kế 8 tháng đạt 104,51 tỷ kWh, tăng 11,37%.

Bộ Nông nghiệp lo về chất cấm mới tạo nạc tương tự Salbutamol

Theo ông Nguyễn Văn Việt - Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, các đợt thanh - kiểm tra của cơ quan này trong tháng 8 đã phát hiện thêm một loại chất cấm mới được sử dụng trong chăn nuôi, là Systeamine. 

Thanh tra Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho biết, ngoài Salbutamol cơ quan này vừa phát hiện thêm chất cấm khác cũng có tác dụng tạo nạc trong chăn nuôi.

Chất cấm này có tác dụng tạo nạc tương tự chất Salbutamol trước đây.

Systeamine là một tiền hooc-mon có tác dụng kích thích sinh trưởng và tạo nạc đối với vật nuôi, chất này đã bị Liên minh Châu âu cấm sử dụng trong chăn nuôi. Việt Nam đưa chất này vào danh mục hạn chế sử dụng (theo Luật Hóa chất).
“Bộ Nông nghiệp và PTNT không cho nhập, kinh doanh và sử dụng hoạt chất này trong chăn nuôi”, Chánh Thanh tra Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn khẳng định.
bo-nong-nghiep-lo-chat-cam-moi-tao-nac-tuong-tu-salbutamol
Ngoài Salbutamol, cơ quan thanh tra ngành nông nghiệp còn phát hiện thêm một hoạt chất cấm mới là Systeamine đang được sử dụng như chất tạo nạc trong chăn nuôi.
Tuy nhiên, qua thanh tra đột xuất Thanh tra Bộ phát hiện Công ty TNHH MTV Công nghệ đổi mới có hoạt động nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi Maxsure và Synergrow có chứa chất Systeamine với hàm lượng đậm đặc 3% và một số hành vi vi phạm khác. Thanh tra Bộ đã xử phạt vi phạm hành chính công ty này số tiền 197 triệu đồng và buộc tiêu hủy các sản phẩm vi phạm theo quy định.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Việt, hoá chất công nghiệp đã được phát hiện sử dụng trong chăn nuôi như Salbutamol, Vàng ô và hiện giờ là Systeamine…. là các loại hoá chất sử dụng tỏng nhuộm màu công nghiệp (nhuộm sợi vải, giấy…), được nhập chủ yếu từ Trung Quốc và được bán công khai tại các chợ đầu mối hoá chất.
“Do đây là các loại hoá chất được phép lưu hành, dùng trong công nghiệp nên việc bày bán, nhập khẩu là không sai, nhưng sai phạm ở đây là người mua dung sai mục đích khi sử dụng cho thức ăn chăn nuôi, thực phẩm”, chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp chia sẻ.
Hiện tại, trên thị trường giá một kg hóa chất công nghiệp chỉ bằng 1/2 giá của hóa chất cùng loại dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi, thậm chí là chỉ bằng 1/3.
“Sử dụng hóa chất dùng trong công nghiệp vào việc sản xuất các sản phẩm dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sẽ gây tồn dư kim loại nặng trên động vật, sản phẩm động vật”, ông Việt chỉ ra và nhấn mạnh, việc dùng hóa chất công nghiệp để sản xuất thức ăn chăn nuôi, các sản phẩm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản là một hành vi nguy hiểm với sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng tới xuất khẩu của ngành thủy sản.
Năm 2015, đã có nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam bị các nước nhập khẩu trả về vì bị tồn dư kim loại nặng.

Áp lực thuế nghìn tỷ lên giá về xăng dầu

Xăng dầu sắp bước vào kỳ điều hành giá bán lẻ mới vào ngày 5/9. Từ lần điều hành trước đó (ngày 19/8), cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng đã có sự thay đổi theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số 718 ngày 18/8, khi thuế tiêu thụ đặc biệt được tính toán theo Nghị định 100 hướng dẫn luật Thuế giá trị gia tăng, luật Thuế TTĐB và luật Quản lý thuế sửa đổi, có hiệu lực ngày 1/7/2016.

Quy định gần đây đối với thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh đầu tháng này.

Theo đó, thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này được tính trên mức giá ra (bao gồm cả các chi phí) của doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu, thay vì chỉ tính trên giá nhập khẩu như trước đó. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
Đối với mặt hàng xăng dầu được xác định theo Thông tư liên tịch số 39 ngày 29/10/2014, giá bán ra bao gồm: giá nhập khẩu (CIF) nhân với tỷ giá ngoại tệ, thuế nhập khẩu, lợi nhuận định mức, chi phí định mức, quỹ bình ổn, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định.
Điều này đồng nghĩa với, thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) được tính theo giá đầu ra (tính trên tổng các loại thuế phí khác), trong khi cách tính cũ là tính theo giá đầu vào của hàng hóa.
ap-luc-thue-nghin-ty-len-gia-xang-dau
Thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới khiến mỗi lít xăng đắt thêm 200 đồng so với trước.
Tính toán của một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cho thấy, việc thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng sẽ khiến giá xăng hiện tại bị “vênh” với giá xăng theo cách tính cũ gần 200 đồng một lít.
“Chưa kể, cơ cấu thuế phí hiện đã chiếm từ 49-51% trong một lít xăng, cộng với cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt như hiện nay, thì thuế lại chồng thuế và càng gia tăng gánh nặng thuế, phí cho người dân”, vị chuyên gia nêu quan điểm.
Đề cập tới sự thay đổi về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng, chia sẻ với VnExpess, chuyên gia Ngô Trí Long bình luận, chỉ những mặt hàng hạn chế tiêu dùng, xa xỉ mới nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Còn xăng là mặt hàng được sử dụng hằng ngày, mức độ tiêu thụ lớn thì nên cân nhắc lại việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
“Trong lúc phải kích thích tiêu dùng, sản xuất đáng lý phải hạn chế thuế, phí nhưng chúng ta lại ngược lại, thuế, phí đang là gánh nặng”, ông bình luận.
Ông Long cũng tính toán: với mức chênh lệch gần 200 đồng một lít xăng do cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt, giả sử mỗi năm tiêu thụ khoảng 12 triệu tấn xăng, thì người tiêu dùng phải chi thêm gần 3.100 tỷ đồng (mỗi tấn xăng tương đương 1.270 lít).
“Tôi cho rằng cơ quan quản lý cần có tính toán lại và không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng”, chuyên gia Ngô Trí Long nhấn mạnh.
Tuy nhiên, trả lời VnExpress, lãnh đạo Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) lại không đồng tình với quan điểm này. Ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho hay, theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, mỗi mặt hàng nhập khẩu về sẽ phải chịu nhiều sắc thuế và mỗi sắc thuế có mục tiêu, yêu cầu và phạm vi điều chỉnh khác nhau. Ông đơn cử, hàng hóa nhập về sẽ phải chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, rồi thuế giá trị gia tăng…
Bàn về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới, ông Thi nhấn mạnh, đã được quy định trong Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi được Quốc hội thông qua và Chính phủ đã ban hành Nghị định 100 để hướng dẫn thực hiện. Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế cũng không đồng tình với ý kiến cho rằng, cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới là thuế chồng thuế .
“Việc này thực chất là thu đối với hàng nhập khẩu, là giá bán ra của nhà nhập khẩu để tránh chuyển giá từ nước ngoài vào Việt Nam”, ông Thi bình luận.
Cũng nêu quan điểm về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới đang khiến mỗi lít xăng đắt thêm gần 200 đồng, đại diện Tổng cục Thuế lý giải, con số chênh lệch trên mỗi lít xăng không đáng bao nhiêu và mục tiêu của sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt là mang lại tính công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu, trong nước.
“Tăng 100-200 đồng tiền thuế trên mỗi lít xăng đáng là bao, trong khi mỗi năm nhập khẩu trung bình khoảng 10 triệu tấn xăng và chúng ta có thể giải quyết bài toán lớn hơn”, vị này nói. 

Giá vàng tăng mạnh vào cuối tuần

Nhà chức trách Mỹ vừa công bố báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của tháng 8 cho thấy dữ liệu việc làm tăng ít hơn so với dự báo. Các dữ liệu cho thấy chỉ có 151.000 việc làm được tạo ra trong tháng vừa qua.

Mỗi ounce vàng giao ngay tăng hơn 11 USD khi chốt phiên Mỹ tối qua, lên sát 1.324,8 USD.

Thông tin trên đã làm các nhà đầu tư tăng kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chưa chắc chắn điều chỉnh lãi suất nên đẩy nhanh việc mua vàng vào, càng khiến giá kim loại quý tăng mạnh.
gia-vang-tang-manh-cuoi-tuan
Giá vàng bật tăng cuối tuần. 
Đầu phiên Mỹ, có lúc giá tăng vọt 20 USD lên 1.331 USD. Đến cuối phiên, giá giảm nhẹ và chốt tuần tăng hơn 11 USD so với phiên liền trước, lên 1.324 USD. Cùng lúc, vàng giao tháng 12 đóng cửa tại mức 1.325 USD, tăng khoảng 8 USD.
Nếu quy ra tiền Việt theo tỷ giá của các ngân hàng thương mại sáng nay, mỗi lượng vàng quốc tế hiện tương đương 35,67 triệu đồng (chưa gồm các loại phí, thuế...). Trong khi đó, giá vàng miếng trong nước của các thương hiệu cuối ngày hôm qua quanh 36,18-36,32 triệu đồng.
Với mức đóng cửa tuần khá cao, các chuyên gia cho rằng đây sẽ là tiền đề để kim loại quý bật tăng trong thời gian tới. Theo khảo sát củaKitco.com, trong số 13 người - là chuyên gia, các đại lý vàng, ngân hàng đầu tư, thương nhân giao dịch tương lai và các nhà phân tích kỹ thuật biểu đồ trả lời, có 8 (62%) cho biết họ mong đợi để xem giá cao hơn trong tuần tới. Đồng thời, chỉ có hai nhà phân tích (15%) mong đợi để xem mức giá thấp hơn, và ba người (23%) là trung tính.
Ngoài ra, tuần này với 1.091 người tham gia cuộc khảo sát trực tuyếnKitco thì 626 người (57%) là lạc quan về vàng trong ngắn hạn, 311 người, hay 29%, là dự báo giảm giá và 154 người còn lại (14%) là trung tính về giá vàng.
Ông Adrian Day - Chủ tịch Adrian Day Asset Management nhận định, việc tăng lãi suất sẽ vẫn rất thận trọng với các quan chức của Cục dự trữ Liên bang Mỹ - Fed và điều này là không có nhiều ý nghĩa đối với vàng.

Start-up chả cá Nhật làm từ nguyên liệu Việt của nữ doanh nhân

Thất bại liên tiếp trong suốt 9 tháng đầu nhưng chị Nguyễn Thu Hồng vẫn không nản chí trước khi thành công với sản phẩm chả cá Nhật làm từ nguyên liệu Việt.

Dưới đây là câu chuyện khởi nghiệp của chị Nguyễn Thu Hồng - người sáng lập chả cá Kamaboko Nhật vừa nhận giải "Người nữ sáng lập xuất sắc nhất" tại cuộc thi khởi nghiệp Start-up Wheel 2016, được VnExpress trích đăng từ sổ tay khởi nghiệp do Saigon Books mới phát hành.
Năm 2013, tức sau 3 năm học tại Đại học Tokyo, tôi trở về nước và bắt đầu lại với cuộc sống của một công chức "làm công ăn lương". Lúc đó, tôi dường như bị rơi vào trạng thái lửng lơ, mất phương hướng. Năm ấy cũng là thời điểm xuất hiện rất nhiều những thông tin liên quan đến chả cá bẩn, chả cá hàn the… Thế là trong đầu tôi chợt loé lên câu hỏi "Tại sao mình không làm chả cá sạch?".
Tôi từng được ăn chả cá tại Nhật ở nhà một vị giáo sư mỗi dịp xuân về. Tôi thật sự rất thích món này vì hương vị hấp dẫn của nó nên cũng từng tìm hiểu qua. Ban đầu, bản thân tôi không tin là có thể có miếng chả cá ngon, có độ dai tự nhiên mà lại không cần một hóa chất nào như thế. Nhưng sau đó thì hoàn toàn bị thuyết phục và mỗi lần ăn là tôi lại hay nói với vị giáo sư rằng :"Chắc chắn em sẽ phát triển kinh doanh món chả cá này tại Việt Nam".
start-up-cha-ca-nhat-tu-nguyen-lieu-viet-cua-nu-doanh-nhan
Để thành công, nhiều star-up đã trải qua rất nhiều khó khăn tưởng tưởng quỵ ngã. 
Nghĩ là làm, tháng 8/2013, tôi quyết định gửi email cho giáo sư với nội dung "em muốn phát triển chả cá Nhật tại Việt Nam dựa trên những nghiên cứu bài bản về bản chất protein tạo dai trong cá, để ở Việt Nam cũng có được những sản phẩm sạch, dinh dưỡng như người Nhật đã có". Sau hai ngày chờ đợi, vị giáo sư kia đã gửi thư lại cho tôi và bảo thầy sẵn lòng hỗ trợ. Lúc đó, tôi thật sự rất vui mừng nhưng cũng xác định được rằng thời gian sau đó sẽ là chuỗi ngày khó khăn, thử thách.
Mỗi sáng, tôi dậy lúc 4 giờ, ra chợ tìm mua cá tươi và mày mò tự làm. Mọi thứ vô cùng khó khăn với một người tay ngang như tôi. Cái khó đầu tiên của tôi là thiếu trang thiết bị, hóa chất. Bởi ở Việt Nam thì lĩnh vực này chưa ai làm, tôi là người đầu tiên nên phải tự bươn chải, tìm kiếm. Khó khăn thứ hai là tuy có tài liệu nghiên cứu nhưng thông số kỹ thuật quan trọng thì bị giấu đi. Do đó, trong chín tháng đầu, dù ngày nào tôi cũng vùi đầu vào nghiên cứu nhưng không một lần thành công.
Thế nhưng, tôi không cho phép mình nản chí hay bỏ cuộc, vẫn luôn kỳ vọng và tin tưởng vào những gì mình đã làm. Và rồi, trời không phụ lòng người, đến tháng thứ 10 tôi đã thu được kết quả đầu tiên, dù nhỏ, cũng đủ đem lại nguồn động viên lớn để bước tiếp. Lúc đó, tôi thật sự vui mừng không tả xiếc và ngay lập tức viết thư, gửi hình ảnh cho vị giáo sư kia. Sau đó, tôi bày tỏ mong muốn được quay lại Nhật để tập trung học một khoá ngắn hạn về lĩnh vực này.
Thầy cho biết sẽ hỗ trợ cho vé máy bay, phòng trọ còn tiền ăn và đi lại thì tôi tự lo. Nghe xong tôi rất mừng dù lúc ấy trong tay chẳng có tiền do đã đầu tư tất cả vào nghiên cứu nhưng vẫn quyết tâm phải nắm lấy cơ hội này. Tháng 8/2014, tôi sang Nhật, bắt đầu một khóa học mới - khóa học của một ước mơ rất rõ ràng. Thế nhưng, đó cũng là lúc tôi lại đối mặt với khó khăn hiện hữu là kinh phí.
Bởi chi phí sinh hoạt ở đây không hề rẻ nên tôi phải tìm cách kiếm tiền trang trải. Biết các bạn Việt tại Nhật thích chả cá, cứ mỗi chuyến đi từ Việt Nam sang, tôi bắt đầu mang chả cá của mình làm để qua bán với giá 400.000 đồng một kg, mỗi lần qua Nhật mình đều mang 30-40 kg chả cá.
Do đó, hành lý bao giờ cũng gồm một ba lô, một vali nhỏ và 2 vali to đựng chả cá. Có lúc bước qua tháng Hai, thời tiết rất lạnh, tay tê cóng, môi nứt chảy máu mà vẫn kéo lê đống hành lý khủng như thế để lên tàu. Thực sự, đã có lúc tôi ứa nước mắt và tự thương thân mình. Sau hai năm làm việc quá vất vả, mình bị đau nhức cột sống do mang vác quá mức, chưa kể việc học ở Nhật rất cực, toàn từ sáng đến khuya.
Dẫu vậy, mình vẫn theo kịp chương trình học. Sau khi nắm bắt được phương pháp luận nghiên cứu, tôi tiếp tục xin giáo sư cho phép thực tập tại công ty chả cá lớn nhất của Nhật - nơi thầy làm chuyên gia. Lúc đó thầy bảo để hỏi ý kiến lãnh đạo công ty. Và rồi tôi cũng được gặp CEO của công ty này. Ông là người điềm đạm, thông minh và cẩn trọng. Ông bảo nếu muốn phát triển kinh doanh chả cá ở Việt Nam, trước hết tôi phải là chuyên gia trong lĩnh vực này. Sau đó, tôi phải mời được một nhà đầu tư, một CEO Việt Nam thích lĩnh vực này qua đây, có vậy thì con đường của tôi sẽ ngắn hơn. Còn trước tiên, ông đã chấp nhận cho phép tôi ở lại công ty thực tập hai tuần và họ đã dạy tất cả những gì họ có.
Sau khi học và hành xong, trở về Việt Nam, tôi háo hức bắt tay làm ngay với mong muốn sớm đưa sản phẩm ra thị trường. Ban đầu, tôi nghĩ rằng đó là việc quá đơn giản. Hàng ngày, cứ sáng sớm tôi lên làm việc tại cơ quan, tối về làm chả cá đến 2 giờ sáng, sau đó 5 giờ thì đóng hàng (lúc này tôi bán hàng qua mạng xã hội là chính). Nhưng được khoảng một tháng thì tôi mệt mỏi vì mất sức, phải nhập viện, trong khi việc kinh doanh vẫn chưa hiệu quả.
Tôi nhận ra mình đã sai và phải thay đổi chiến lược. Cũng nhờ vậy mà tôi hiểu ra rằng cần phải có một đội ngũ hỗ trợ. Thế là đội ngũ nhân viên bán chả cá ra đời. Mỗi người một việc, có hoạch định rõ ràng, và ai trong nhóm cũng cam kết chịu khổ và trung thành với mục tiêu của dự án (đây là một câu chuyện khác). Sau một thời gian vật lộn để duy trì nhóm, tôi đã tiếp cận được nhà đầu tư tầm cỡ có cùng nhiệt huyết vì cộng đồng, chính anh đã cùng tôi qua Nhật để gặp gỡ với CEO của công ty sản xuất chả cá nằm ở top đầu tại Nhật và vị giáo sư, để hợp tác phát triển chả cá tại Việt Nam.
Đến bây giờ, con đường phía trước của chả cá Nhật mang thương hiệu Việt Nam (tức là chả cá được làm từ cá Việt Nam theo công nghệ Nhật Bản) còn lắm gian truân, nhưng tôi chưa bao giờ từ bỏ ước vọng và nó luôn là kim chỉ nam của tôi. Bởi tôi thấy rằng, ở quốc gia mà mình từng đến, họ dành sản phẩm ngon nhất cho dân tộc của họ. Tại sao mình không thể làm điều tương tự cho Việt Nam?.